KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ,
KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1 Khái quát đặc điểm địa hình của xã. Trung Thành nằm về thượng nguồn sông Mã, bề mặt địa hình dốc mang nét đặc trưng của vùng núi tây bắc, do địa hình đồi núi nên diện tích đất bằng rất ít, chủ yếu là đất dốc từ 300 trở lên. Hướng núi ở Trung Thành thấp dần từ tây sang đông, độ dốc trung bình từ 250 - 350 nhiều nơi có độ dốc trên 450 đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày từ 100mm trở lên xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở, đá lăn hai bên bờ sông, suối.
Đặc điểm khí hậu: Khí hậu xã Trung Thành mang đặc trưng của khí hậu vùng núi cao, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều từ tháng 7 đến tháng 10 và chịu ảnh hưởng của gió tây nam (gió Lào) khô nóng từ tháng 4 đến tháng 6. Mùa đông khô, lạnh, ít mưa. Lượng mưa trung bình năm là 1600 - 1.800mm; nhiệt độ bình quân năm là 24o - 25oC, biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động từ 4 - 12oC tùy theo mùa; độ ẩm không khí trung bình năm từ 80%. Nhìn chung khí hậu của xã Trung Thành tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi nhất là nghề rừng và chăn nuôi đại gia súc.
Về giao thông đường bộ: Trước năm 1945, ở Trung Thành chưa có đường lớn, chủ yếu là đường mòn, việc đi lại bằng ngựa, gùi hàng đi bộ, hoặc vận chuyển bằng đường khe suối khi mùa mưa đến gặp rất nhiều khó khăn. Ngày nay, giao thông của Trung Thành do địa hình dốc và chia cắt phức tạp. Các thôn bản ở phân tán xa nhau, các tuyến đường dài và qua nhiều khe suối, xã lại bị ngăn cách bởi sông Mã, vì vậy giao thông đi lại rất khó khăn. Hiện, tính đến (tháng 3 - 2017) ô tô chưa đến được trung tâm xã do không qua được cầu treo.
Tổng chiều dài của cả hệ thống giao thông bao gồm đường trục xã; đường trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng dài 81,8 km, trong đó được nhựa hóa 6,8km còn lại 75km hiện là đường cấp phối, đường đất nhỏ hẹp, thường bị lầy lội vào mùa mưa. Cụ thể như sau:
+ Tổng số đường trục xã, liên xã: dài 19,8km, trong đó nhựa hoá 6,8km đạt 34,34%. Còn lại 13km là đường đất.
+ Đường trục thôn, bản: có tổng chiều dài 13 km, hoàn toàn là đường cấp phối, đường đất.
+ Đường ngõ xóm: có tổng chiều dài 12km, hoàn toàn là đường đất, thường lầy lội vào mùa mưa.
+ Đường trục chính nội đồng, đường sản xuất có tổng chiều dài 37km, hoàn toàn là đường đất, chưa được đầu tư cứng hóa.
Ngoài ra hệ thống giao thông còn bị chia cắt bởi các con suối lớn nhỏ, hiện nhân dân đang làm cầu cống tạm bằng tre luồng, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ. Rất cần đầu tư xây dựng kiên cố.
Hiện xã Trung Thành có một cầu treo qua sông Mã, đây là cây cầu huyết mạch nối xã với các xã khác và đi về trung tâm huyện. Cầu treo chỉ đáp ứng cho người đi bộ và phương tiện xe nhỏ, thô sơ, xe máy.
Về thuỷ lợi: Do địa hình dốc, hệ thống thủy lợi chủ yếu là tự chảy, nên trên địa bàn xã không có trạm bơm. Xã có 3 đập mương được xây dựng kiên cố, cung cấp nước tưới cho 12ha ruộng lúa. Diện tích ruộng còn lại được cung cấp nước từ các đập, phai tạm được đắp bằng đất đá, đá vào mùa mưa lũ thường bị hư hỏng, cuốn trôi, gây thiệt hại đáng kể cho nhân dân và ảnh hưởng đến sản xuất. Vì vậy, rất cần xây dựng trạm bơm để cung cấp nước tưới cho sản xuất. Tổng chiều dài kênh mương hiện có: 21,8km, trong đó đã kiên cố hoá: 1,5 km đạt 6,9% còn lại 20,3km cần được tiếp tục kiên cố hoá.
Trung Thành là xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện Quan Hóa, là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, hiện đang được hưởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a của Chính Phủ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở Trung Thành. Trong đó các nguyên nhân cơ bản theo đánh giá chủ quan của xã là:
+ Xuất phát điểm của nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, kết cấu hạ tầng thấp kém.
+ Địa hình đồi núi dốc, chia cắt phức tạp, hàng năm thường bị lũ, lụt, sạt lở đất gây ra nhiều thiệt hại và khó khăn trong sản xuất và giao thông đi lại.
+ Vị trí địa lý nằm xa trung tâm huyện lỵ và tỉnh lỵ, thiếu các dịch vụ cung cấp đầu vào và bao tiêu đầu ra, thị trường hẹp và thiếu cạnh tranh. Từ đó dẫn đến nông dân bị hạn chế đến việc mở mang kiến thức xã hội và kinh doanh.
+ Trình độ dân trí còn thấp, mặt bằng không đồng đều.
+ Một số hạng mục về cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm mới được đầu tư xây dựng ở những năm gần đây, vì vậy chưa tác động được nhiều đến sự phát triển chung của cả xã. Thực tế các công trình hạ tầng phần lớn chỉ tác động đối với các hộ dân sống ở khu trung tâm xã, còn lại các thôn bản ở sâu, ở xã trung tâm, không được ảnh hưởng nhiều.
Hiện nay, trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Trung Thành đã và đang khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết số 09 - NQ/TU ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”.
1.2 Khái quát các loại đất chủ yếu Trung Thành có diện tích rừng các loại: 7440,80ha; Trong đó: Rừng phòng hộ là 275,16ha; rừng đặc dụng có 4300,14ha; rừng sản xuất có 2865,50ha. Rừng sản xuất giao cho hộ gia đình quản lý, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ Nhà nước (kiểm lâm) và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu quản lý .Cây lâm nghiệp trên đất rừng sản xuất chủ yếu là cây luồng, đây là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, là cây thế mạnh của xã và của huyện.
1.3. Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn của xã;
a) Tên sông, suối gồm: Sông Mã, suối Quýt; suối Cú, Suối Long, Suối Nánh, Suối Cá, Suối Tang....
b) Nguồn gốc của sông:
-Sông Mã là nguồn chảy từ nước Bạn Lào có tên gọi từ lâu đời gọi là sông mã, sông Mã chạy qua xã có chiều dài khoảng 12km tạo danh giới với xã Thành Sơn; sông mã có các con suối lớn chảy đổ ra sông mã như suối Cá, suối Cú, Suối nánh, suối Tang, Suối quýt, suối Phai... các suối có các nhánh suối nhỏ chảy ra nguồn lượng nước càng lớn.
-Suối Quýt, Suối Long, suối Nánh, suối Cú và suối Cá là suối chảy từ đồi núi đất bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, giáp ranh với xã Nam Tiến.
Suối Quýt chảy qua Bản Trung Tâm, Trung Lập, Trung Tiến, Trung Thắng và Bản Cá, Bản Chiềng .Suối quýt chảy đến Bản Trung Thắng thì suối Long ở Bản Trung Thắng chảy ra suối quýt từu đó nguồn nước chảy rất lớn 2 dòng suối này đều chảy ra sông mã.
c) Ý nghĩa của tên sông, suối; Sự tích sông, suối.
Suối Nánh được năm ở vị trí gần giáp danh giữa bản Tang và bản Sậy: các cụ đặt tên suối theo một loài cây, đó là “cây Nánh” theo tiếng Mường, Còn tiếng kinh gọi là cây “Sa Nhân”, đây là một loài cây dược liệu quý, thường mọc tập trung ở hai bên bờ suối có nhiệt độ mát, ẩm ướt.
Suối Tang nằm ở địa bàn Bản Tang, suối Tang đầu nguồn bắt đầu từ giáp ranh với Bản Lọng, ( Bản Trung Tiến bây giờ) suối Tang chạy qua Bản Tang đổ ra sông Mã, “suối Tang” cũng tương tự theo như suối Nánh, các cụ cũng đặt tên suối theo một loài cây mọc nhiều nhất ở khu vực này đó là “Cân Tang” gọi theo tiếng Mường, còn tiếng Kinh gọi là “Cây Giang” cây này thuộc về họ “cây Bương” nhưng “cây Giang khác cây Bương là ở chỗ nó có thớ rất mềm, dẻo và chắc và thường mọc tập trung ở khu vực đất ẩm ướt, nhiệt độ ôn hòa, Cây này từ trước đến nay thường hay lấy làm lạt buộc gói Bánh Trưng cho ngày tết. Ngày xưa nước chảy mạnh to nhưng nay do chia nhánh nguồn nước cho bản Trung Tiến làm nguồn nước sạch sinh hoạt và do phát nương làm rãy đầu nguồn nên nguồn nước cạn kiệt, nay nước chảy nhỏ.
Suối Cú nằm ở địa bàn Bản Sậy, “suối Cú” còn gọi là Hoọn Khụ hoặc huối Cú; tiếng Thái gọi là huối Cú, tiếng Mường gọi là hoọn Khụ (Co Cú hoặc Cân Khụ nghĩa là cây Sấu hay ăn quả và hay trồng để tạo bóng dâm mát) ngày xưa con suối này có một cây cổ thụ, là cây Sấu to mọc ở đầu nguồn suối, nên người ta gọi là suối Cú
1.4. Hệ thống đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của xã
a) Tên các đồi, núi cao ở xã Trung Thành: Xã Trung Thành có rất nhiều đồi, núi cao hùng vĩ, nhưng điển hình nhất, và có tên tuổi nổi tiếng từ lâu đời đi vào lịch sử thì chỉ có năm ngọn núi đó là:
1, Núi “Pom Pha Soi; Cao so với mặt biển hơn 800 mét
2, Núi “Pha Đon”; Cao hơn mặt biển gần 900 mét
3, Núi “Pù Hu”, Cao hơn mặt biển hơn 1.400 mét
4, Núi “Pù hóc”: núi này gồm có 3 tên đó là: Pù Hóc; Pù Luông và Pù sam mường. Cao hơn mặt biển khoảng 1.450 mét
5, Núi “Pom Pha Lài” Cao hơn mặt biển khoảng 900 mét
Đặc điểm vị trí địa lý của năm ngọn núi này có một sự sắp xếp tự nhiên rất có ý nghĩa tâm linh và khoa học từ thời cổ đại cũng như bây giờ. Năm ngọn núi này vị trí cách nhau gần như được bố chí chia đều thành một rãy theo hình vòng cung và cũng gần như là rãy cột mốc tự nhiên cho vị trí địa giới của xã Trung Thành. Cụ thể như: Núi “Pom Pha Soi nằm ngay góc 90o hình bán nguyệt đầu tiên về phía đông của xã; núi “Pom Pha Đon” nằm cách núi “Pom Pha Soi” chếch về Tây Nam, nằm gần giáp ranh với xã Phú Sơn; và đến Núi Pù Hu; tiếp theo là núi Pù Hóc; cuối cùng là núi “Pom Pha Lài” nằm về phía Tây của xã.
Năm ngọn núi kể trên mỗi một ngọn núi có ý nghĩa, lịch sử riêng biệt, phân vùng lãnh thổ và hình thái khác nhau, cụ thể như:
b) Tên gọi núi, đồi theo tiếng dân tộc? Ý nghĩa của tên đồi, núi.? Và Sự tích của các núi, đồi :
Tên của 5 ngọn núi kể trên, đây là tên gọi theo tiếng dân tộc Thái. Rãy 5 ngọn núi này nếu tính theo độ cao và tính so từ mặt biển thì ta dễ nhận ra rằng đã chia thành 2 tầng lớp rõ rệt. Cụ thể là: Ba ngọn núi: Pom Pha Soi; Pha Đon và Pha Lài thì nằm gần theo dòng sông Mã, độ cao so với mặt biển có độ cao từ 800 đến 900 mét; còn 2 ngọn núi còn lại là núi Pù Hu và núi Pù Hóc ở cách xa dòng sông Mã hơn thì có độ cao hơn 1.400 mét so với mặt biển. Lý do và nguyên nhân tại sao lại chia thành độ cao và hình thái khác nhau như vậy? Từ những lời kể của các lớp ông, cha kể lại cho biết: Ngày xửa ngày xưa, từ thời cổ đại trước Công Nguyên trở về trước vài nghìn năm thì khu vực địa bàn xã Trung Thành cũng như các địa bàn khu vực các xã xung quanh thì toàn là mặt nước bồng bềnh chiếm phần nhiều, còn đất liền thì rất ít, chỉ nhô lên vài chỏm cỏ, ngọn núi lô nhô trên mặt nước, dẫn chứng các ông, cha kể lại những bài vè theo tiếng dân tộc thái như là “ Pom Pha luông nhằng tó phưn sát,
Pom pha lát nhằng tó bơ bì,
Lồng mường ly, mường Páng pha Bo nhằng tó tô hoi,
Mống Pha soi giao ngòi Tặc tiến……Rồi thời gian trôi qua đời này qua đời khác thì mặt nước từ từ thu hẹp lại, rút thấp xuống và các chỏm cỏ, ngọn núi cũng từ từ nhô lên cao, mặt nước làm sói mòn đất đá và ngọn đồi, núi nào ở khu vực có sự hóa thạch trong lòng đất cao thì ngọn núi đó sự sói mòn ít hơn nên các ngọn núi đó có độ cao hơn. Còn những ngọn núi nào nằm ở khu vực địa lý có độ hóa thạch trong lòng đất ít thì sự sói mòn cao và những ngọn núi đó thấp hơn.
Còn ý nghĩa tại sao các cụ ngày xưa lại đặt tên cho các ngọn núi như vậy thì cũng theo lời xưa kể lại rằng: Đây cũng xuất phát từ hình thái, màu sắc và vị trí, tầm quan sát của các sư thầy thời bấy giờ rồi họ đã đặt tên các ngọn núi gắn liền với thực tế cụ thể cho từng ngọn núi có tên như bây giờ, cụ thể như:
Núi “Pom Pha Soi”: Thì hình thái của ngọn núi này trông từ xa giống như một hình chóp nón khổng lồ. Nguồn gốc tạo nên hình thái đó là xuất phát từ chỗ nó sói mòn từ tự nhiên tao nên, mà sự “sói mòn” theo tiếng dân tộc Thái là “Soi” cho nên các cụ đặt tên cho là Núi “Pom Pha Soi”.
Núi “Pom Pha Đon”: Hình thể của ngọn núi này là núi đá trắng, ở xa trông về thấy ngọn núi này chỉ thấy một tảng đá màu tráng, mà từ “trắng”, theo tiếng của dân tộc Thái nó là “Đon” cho nên các cụ đã đặt tên cho núi này là Pha Đon.
Núi “Pom Pù Hu”, “Pom Pù” là “dốc núi”, “Hu” là tên của một loài cây theo tiếng dân tộc Thái, có mọc nhiều nhất ở ngọn núi này, từ đó người ta đặt tên cho ngọn núi này là núi “Pom Pù Hu”.
Núi “Pù Hóc”, còn có tên gọi khác là Pù “Sam mường”: cũng tương tự như những ngọn núi kể trên: “Pom Pù” là “núi dốc” theo tiếng Thái, “Hóc” còn có nghĩa là “Tô Hóc”, “Tô Hóc” nghĩa là “Con Sóc”, khu vực núi này rất nhiều họ hàng của loài Sóc má đỏ, sóc bạc má…sinh sống tập trung ở đây, cho nên các cụ đặt tên cho ngọn núi là núi Pom “Pù Hóc”; Còn tại sao ngọn núi này còn có tên gọi khác là Pù “Sam mường”, nó là thế này: Ngọn núi này có chiều cao nhất so với các ngọn núi ở xung quanh khu vực, mà vị trí của ngọn núi lại là chỗ đặt cột mốc danh giới giữa 3 xã đó là: Xã Trung Thành, xã Trung Lý và xã Trung Sơn. Đứng trên đỉnh núi “Sam mường” trông ra xung quanh là quan sát được cả 3 xã, “Sam mường” là như vậy.
Cuối cùng là Núi “Pha Lài” Từ “Pha” nghĩa là núi đá, ngọn núi đá này là một loài đá khác biệt, khu vực nơi đây còn có tên là đá trứng nhái. Hình thái, kết cấu của tảng đá giống hệt như một chùm trứng nhái khổng lồ đặt ở đó, thêm vào đó nó có rất nhiều màu sắc khác nhau và đặc biệt là màu sắc của núi đá còn thay đổi theo thời tiết. Cụ thể là trời nắng có màu hoa đốm trắng, hồng, nâu óng ánh…; Trời mưa thì có màu đen, đỏ, vàng từng mảng một hòa quện trong sương mù lúc ẩn lúc hiện. Còn thời tiết râm mát thì hiện lên rất nhiều màu pha trộn. Có một thời gian trước đây, người dân nơi đây có nhiều người quan sát họ còn nói là hình như có ai cắm cờ ở giữa núi đá, nhưng cụ thể thì không phải. Bởi vì giữa núi dá trọc lóc như vậy từ xưa đến nay không ai leo lên được, và đó chỉ là sự thay đổi màu sắc theo thời tiết của núi đá mà thôi. Từ thực tế màu sắc của núi như vây cho nên các cụ ngày xưa đặt tên cho ngọn núi là núi “Pha Lài” ; Lài nghĩa là hoa.
1.5. Hệ thống hang, động nằm trong phạm vi địa bàn của xã
a) Tên hang, xã có hang Kia ; thuộc địa bàn Bản Phai Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc thái hang Kia có nghĩa là Hang Rơi ? ý nghĩa của tên hang, động,
b) Sự tích hang, động: Hang kia ngày xưa có một nhà Họ Lò Khằm( nhà Quan) sinh ra một người con gái tên là Nga nàng Nga càng lớn lên càng xinh đẹp, và nàng Nga lại rất thích ăn thịt thú rừng, đặc biệt là thịt ( con rơi). Có một hôm nàng vừa sinh nhật tròn mười 17 tuổi nàng đang đi dạo chơi thì thấy một anh chàng nghèo đang đi bán (con rơi) nàng Nga rất vui mừng vì đã gặp được thứ mà mình thích nhất.
Hàng ngày chàng nghèo vẫn đi qua khu vườn đó đưa thịt thú rừng và (con rơi) đi bán Nàng Nga lại tiếp tục mua (con rơi) với chàng nghèo không biết tên tuổi này. Ngày qua ngày nàng Nga và chàng Nghèo luôn gặp nhau người mua, người bán thịt thú rừng, một thời gian sau nàng Nga đã thầm yêu, nhớ chộm chàng nghèo, ngược lại chàng nghèo cũng đã thầm yêu, nhớ chộm nàng Nga từ lúc mới gặp lần đầu, chàng nghèo không giám thổ lộ tình cảm của mình vì nàng Nga là con gái diệu nhà Quan, còn mình thì một chàng nhà nghèo, nhưng nàng Nga vẫn hiểu được tình cảm của chàng nghèo cũng đã có tình cảm sâu nặng với nàng.
Có một hôm thời tiết rất lạnh, chàng nghèo lại đị bán thịt thú rừng đang bán cho nàng Nga thì trời đổ một cơn mưa to, vậy chàng nghèo xin trú mưa ở ngoài hè nhà nàng Nga, hôm đó nàng Nga mới có thời gian nói truyện với chàng nghèo nhiều hơn, nàng Nga hỏi chàng tên là gì, chàng nghèo trả lời, chàng tên là Lăng. thế nhà chàng ở đâu, chàng không có nhà chàng ở trong một cái Hang, tên Hang đó được gọi là Hang Kia(Hang rơi) thế còn bố mẹ chàng ở đâu, chàng mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Nàng Nga biết được hoàn cảnh chàng Lăng nàng Nga càng yêu, thương chàng Lăng sâu nặng hơn. Ngày ngày nàng Nga cứ chốn ra vườn để được gặp chàng Lăng.
Một thời gian sau bố mẹ nàng Nga đã phát hiện cón gái diệu của mình đang yêu một chàng nhà nghèo lại mồ côi cha mẹ nên nhà Quan đã nhốt con gái nàng Nga không cho ra chơi ngoài vườn cũng như ăn thịt con rơi nữa. Từ ngày đó nàng Nga sinh ra lâm bệnh nặng, bố mẹ nàng Nga rất yêu thương con gái hết mực và rất lo lắng cho bệnh tình con gái. Nhà quan đã mời bao nhiêu thầy thuốc, cúng bái nhưng bệnh tình con gái ngày một nặng thêm.
Có một buổi chiều trời rất đẹp nàng Nga cố gắng gượng dậy xin bố mẹ ra ngắm trời đất lần cuối bố mẹ nàng Nga không biết làm thế nào vì thương con gái nên bố mẹ nàng cho phép ra ngoài vườn để hóng mát, nàng Nga vừa bước ra cổng thì bỗng nhìn thấy chàng Lăng đang mép vào trong bóng cây như đang chờ đợi nàng Nga đã bao nhiêu thời gian rồi, vào buổi chiều đẹp trời hôm đó nàng Nga đã gặp được chàng Lăng và bệnh tình của nàng đã đỡ hẳn.
Nàng Nga đã quyết tâm chốn bố mẹ theo chàng Lăng cùng chung sống trong một cái Hang Kia( Hang Rơi). Sau bố mẹ nàng Nga biết tin con gái mình đã chốn theo một người con nhà nghèo vừa mô côi, vừa không có cái nhà để ở chỉ dựa vào một cái Hang để mà sống nhà quan rất tức giận. Nhà quan đã sai người đi tìm con gái và tìm cái Hang có con gái nhà quan đang chốn ở trong đó, nhưng nhà quan tìm đến cái Hang không thấy con gái của mình đâu cả vì chàng Lăng đã dấu người yêu của mình vào trong một tảng đã ở tầng 3 của Hang Kia ( Hang Rơi) nên người nhà quan không thể tìm thấy được.
Nhà Quan rất tức giận cho con gái từ đấy nhà Quan từ bỏ con gái luôn không quan tâm và cũng không tìm con gái nàng Nga nữa. Vậy chàng Lăng và nàng Nga được chung sống với nhau hạnh phúc trong một cái Hang.
Ngày ngày chàng Lăng luôn luôn chăm chỉ săn bắn thú rừng, phá rừng chặt cây làm củi để đem bán nuôi nàng Nga. Chàng Lăng từ ngày này sang ngày khác, từ năm nay sang năm khác chàng Lăng vẫn săn bắn, chặt cây làm củi nhiều ngày tháng dần dần con thú cũng hết, rừng cũng cạn kiệt, nước trong Hang cũng dần dần khô cạn, một thời gian sau Chàng Lăng và nàng Nga dần dần kiệt sức không còn gì để ăn, không có nước để uống vì trước đây chàng Lăng đã săn bắn rất nhiều thú rừng, phá rừng làm củi dẫn đến mọi thứ trên thế gian bị suy vong.
Vậy vào một mùa đông lạnh giá, khô hạn chàng Lăng và nàng Nga đã dần dần kiệt sức sắp đi vào cõi vình hằng, trước khi chết nàng Nga nói với chàng Lăng rằng, chàng à thiếp yêu chàng rất nhiều thiếp từ bỏ cả gia đình, bố mẹ để được sống cùng chàng nhưng vì chàng chỉ biết săn bắn thú rừng, chặt cây, phá rừng làm củi dẫn đến nguồn nước ngày một cạn khô nên thiếp và chàng không còn đủ sức mà sống.
Nàng Nga sắp chết đã nói với chàng Lăng rằng thiếp chết thiếp sẽ hóa thành đá, còn chàng thì hóa thành nước, nước chảy đi đâu thì có tảng đá ở và nguồn nước trong Hang này chảy ra ở đâu mà con người uống được thì phải mọc hai cây cổ thụ rất to để có bóng mát và giữ nguồn nước cho thế hệ mai sau:
Do vậy xã Trung Thành có hang Kia( Hang rơi) và trong Hang kia có tượng của nàng Nga hóa thành đá, có một dòng nước chảy Hang Kia ra đến đầu bản và cũng mọc hai cây cổ thụ rất to đó là cây sấu ở Bản Phai. như vây cái hang kia có nguồn nước chảy, Người xưa đặt tên cho dòng suối đó là suối Lăng Nga.( là suối chàng Lăng và Nàng Nga).
1.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi địa bàn của xã
a) Tên thung lũng; Thung Lũng Co Hiềng, Thung Lũng Bó Cang, Thung Lũng Co Cại tên gọi các thung lũng theo tiếng dân tộc Thái. thuộc địa bàn các bản như Bản Trung Lập, Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc thái, ý nghĩa của tên gọi, lũng có cây cọ rừng, và lũng co cại có cây vải rừng to người ta đặt tên là lũng co Hiềng và lũng co cại.
b) Sự tích thung lũng
1.7. Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của xã
a, Xã Trung Thành từ trước đến nay có rất nhiều động vật hoang dã sinh sống, cụ thể như: Nai, hoãng; lợn rừng( lợn lòi ); Sơn Dương; chó sói; khỉ,vượn, bò tót, hổ, báo, tê tê cày bay rùa cạn, ....các loài chim như chim Qụa, chim Trĩ; gà lôi;gà rừng, nhím, con Don ...vv.
b) Các loài động vật rừng chủ yếu hiện nay, còn có Lợn Lòi, Hoãng, Sơn Dương; nhím, sóc ... còn ngoài ra các loài khác đã tiệt ; không còn . Các loại động vật này chủ yếu sinh sống ở khu vực bảo tồn thiên nhiên Pù Hu
1.8. Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc và các loại thảm thực vật khác...).trước đây và hiện nay
a) Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, như gỗ Lim, sến, rẻ ; cây sú.; cây Táu, vàng Tâm, cây Nghiến, Dổi, cây giàng dàng..vv. cây làm nguyên liệu công nghiệp, xã Trung Thành không có; cây làm thuốc có rất nhiều thứ cây như sâm đất, củ 7 lá, thiên niên kiện, xa nhân, khúc khắc, củ mài ....và các loại thảm thực vật khác...).trước đây; phân bố chủ yếu thuộc địa bàn toàn xã bản nào cũng có ; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu trước đây các loại cây chủ yếu sử dụng gỗ làm nhà ở loại nhà sàn thưng ván, vì trước đây nó nằm ở vùng đất 02 của các thôn bản nên các thôn bản vừa phát nương làm rãy, vừa sử dụng cây gỗ làm nhà ở, sau khi có chủ trương chí đất và quản lý sử dụng đất, đất 02 của bà con trở thành rừng luồng khép kín, các loại gỗ này chỉ còn nằm ở rừng pù hu, thuộc khu bảo tồn thiên nhiên pù hu quản lý.
b) Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc và các loại thảm thực vật khác...) hiện nay, các loài cây này vẫn còn nhưng nằm ở khu bảo tồn thiên nhiên pù hu; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu Trước đây giá trị kinh tế chủ yếu được sử dụng gỗ làm nhà ở, nhưng nay không còn nên kinh tế của bà con chỉ nhìn vào cây luồng để khai thác lấy tiền và làm nhà xây nâng cấp nhà ở.