Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
82973
 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ TRUNG THÀNH

1. Tên gọi

1.1. Tên gọi trước đây gọi là Phú Trung được tách từ xã Phú Lệ nên gọi tên là phú Trung ( ý nghĩa  3 xã chung  có tên là Mai- Trung –Lệ ) sau đó giải tán ra 3 xã Mai là Mai Châu hòa bình, Phú là Phú lệ, Trung là Trung Thành được gọi là Phú Trung.

1.2.Tên gọi hiện nay: xã Trung Thành Tên gọi theo tiếng dân kinh, Ý nghĩa của tên gọi từ Mai Trung Lệ nay đã Trung Thành.

2. Lịch sử hình thành: .

2.1. Ngày...tháng... năm 1959  thành lập xã theo Quyết định số ....

      Ngày thành lập Đảng bộ xã Trung Thành  ngày 06 tháng 3 năm 1978

  2.2. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình   thành xã

      - Sự hình thành của xã Trung Thành.                          

     Trước và sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và trong kháng chiến chống đế quốc Pháp 1954. nhân dân thời đó đang còn khó khăn vất vả đói nghèo lăm lũ, vì giặc đói giặc đói giặc dốt, nên bà con nhân dân phải chạy trốn, nay đây mai đó, một số hộ dân phân tán đi xuống mường énh, phú Sơn bây giờ, sinh sống, đến năm 1959 một số dân bắt đầu dần dần trở về quê hương Phú Trung ở ( nghĩa là xã Trung Thành) đến năm 1954 từ tên xã Phú Trung mới đặt tên là Trung Thành gọi theo tên tổ Đảng lâm thời.   Sau khi hòa bình lập lại cái tên, Mường Lè, Mường Páng không dùng nữa, sát nhập 2 Mường, thành xã Trung Thành vào những thời gian này xã Trung Thành đang còn có xã Trung Sơn và Thành Sơn thời điểm này xã vẫn chưa kết nạp được đảng viên nào và cũng chưa thành lập được chi bộ đảng ở xã Trung Thành.

Xã Trung Thành trước đây gồm Mường Lè và Mường Páng. Dưới Mường là các pọng, dưới pọng là bản. Mỗi mường, pọng có quan lang gọi là Tạo mường là người có quyền cao nhất trong bản rồi đến Tạo pọng, Tạo bản. do ông Phạm Bá Biếng ( họ còn gọi là Tạo Lê Inh ) ở Bản Chiềng Han xã Trung Thành và Ông Phạm Bá Xường ( gọi là Tạo Cấn ở Bản Lọng ) làm tổng quan chỉ đạo hai mường này.

Xã Trung Thành ngày xưa có 19 chòm bản đó là Chòm Bai, Chòm Bước, Chòm Pu, Chòm Sán thuộc xã Thành Sơn hiện nay, Chòm Phai, Chòm Chiềng Han, Chòm Lọng, Chòm Cang, Chòm Tang, và Chòm Sậy. Chòm Bó, chòm Chiềng Páng, Chòm Co Me, Chòm Tà Bán và chòm Pạo, Pượn. Đến năm 1963 chia xã Trung Thành thành hai xã đó là xã Trung Sơn còn lại và Trung Thành và Thành Sơn đang còn chung xã qua quá trình hình thành và phát triển xã Trung Thành luôn đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn vì 1 xã nhưng cách con sông Mã đường đi lại còn vất vả muốn qua sông phải có đò nên bà con nhân dân thường chặt gỗ làm thuyền con để thuận tiện cho việc đi lại qua sông ngoài ra còn dùng để đi chở gạo, chở muối, cứu đói cho nhân dân. Thuyền con còn dùng cho việc cải thiện kiếm ăn đánh cá sông Mã để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Trong quá trình sinh sống mặc dù thời kỳ đang khó khăn nhưng cán bộ và nhân dân xã Trung Thành luôn chấp hành mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nướ, đoàn kết vượt qua khó khăn thách thức cùng nhau xây dựng quê hương làng bản ổn định.

Đến năm 1988 do dân cư xã Trung Thành đông, đã có quyết định  chia tách xã Thành Sơn nằm ở bên kia sông, bên này sông là xã Trung Thành

Xã Trung Thành thời kỳ đó7 chòm, chòm Phai, chòm Chiềng, chòm Cá, Chòm Lọng, Chòm Cang, chòm Tang, chòm Xạy, đến  01/01/1980 có quyết định chia tách chòm ra các bản như Chòm Cang chia ra 2 Bản Bản Trung Lập, Bản Trung Tâm, Chòm Lọng chia ra 2 Bản đó là Bản Trung Tiến và Trung Thắng tất cả các bản của xã Trung Thành   (gồm có 10 bản Sậy, bản Tang, bản Chiềng, bản Phai, bản Cá, bản Trung Tiến, bản Trung Thắng, bản Trung Lập, bản Trung Tâm, bản Buốc Hiềng)

Trung Thành đã có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư làng xã lâu đời. Trong đó họ Lò khằm ( họ Phạm là đông nhất) là dòng họ lớn nhất.

     Các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân vào thời điểm này dưới sự trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo của thường trực Huyện ủy và ủy ban kháng chiến hành chính huyện Quan Hóa.

    Từ khi Đảng bộ huyện Quan Hóa thành lập Ban chấp hành Đảng bộ lâm thời dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban chấp hành Đảng bộ và ủy ban kháng chiến hành chính huyện các phong trào quần chúng ở xã Trung Thành thời gian phát triển đều khắp từ xã đến từng thôn bản làng  xa sôi hẻo lánh, ai ai cũng vui mừng phấn khởi nô nức tham gia các phong trào cách mạng. Mặc dù bọn phong kiến địa chủ thổ ty lang đạo. Ra tay đàn áp các phong trào của quần chúng ( nhưng quần chúng nhân dân vẫn một lòng đi theo đảng, Bác Hồ đến cùng ).

   Thắng lợi sự ra đời của Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã cổ vũ phong trào thi đua yêu nước của nhân dân trong xã phát triển sôi nổi mạnh mẽ.

    * Những kết quả tấm lòng yêu nước thiết tha của đồng bào xã Trung Thành, mặc dù vào thời điểm naỳ đời sống của nhân dân xã Trung Thành cực kỳ khó khăn .

     Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quan hóa, lực lượng du kích xã đã làm nòng cốt cho lực lượng quần chúng nổi dậy ngày càng sôi nổi và mạnh mẽ  .

     Đầu năm 1951 những cuộc đấu tranh chính trị, tố giác, phát giác bọn biệt gian phản cách mạng diễn ra quyết liệt phát hiện những phần tử cơ hội thoái hóa biến chất cũng bị quần chúng phát hiện và đưa ra khỏi hàng ngũ cán bộ .Từ đó niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với cách mạng cũng được củng cố tinh thần giác ngộ cách mạng của quần chúng nhân dân ngày càng rộng khắp. Tinh thần yêu nước yêu cách mạng tha thiết được phục vụ cho cách mạng của tầng lớp thanh niên ngày càng đông.  Đến ngày 20 tháng 12 năm 1963 có quyết định của Thủ tướng Chính phủ chia xã Trung Thành thành 2 xã Trung Thành và Trung Sơn .

 Đến năm 1988 có quyết định của Ban Thường vụ huyện ủy quyết định chia tách 2 xã Trung Thành và Thành Sơn.

  2.3. Địa dư hành chính của xã thuộc mường Lè và Mường Páng do ông Phạm Bá Biếng ( họ còn gọi là Tạo Lê Inh ) ở Bản Chiềng Han xã Trung Thành và Ông Phạm Bá Xường ( gọi là Tạo Cấn ở Bản Lọng ) làm tổng quan chỉ đạo hai mường này.